Lão nông miền Tây thu tiền tỉ nhờ trồng cau kết hợp dừa và khóm
Trái cây giúp thúc đẩy sức khỏe hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng của hệ miễn dịch để ngăn chặn các gốc tự do gây hại cho tế bàoKhi ông Park Hang-seo 'vi hành' châu Âu
Tuy nhiên khi xét về mặt vi mô kinh tế hộ gia đình thì năng lực thích ứng của các hộ dân khác nhau sẽ dẫn đến hệ quả phát triển không đồng đều, tạo ra sự phân tầng và khoảng cách xã hội rất lớn."Những nhóm người thích ứng được sẽ phát triển tốt hơn, nhưng sẽ có người dễ bị tổn thương không thích ứng được thì sẽ ngày càng trầm trọng hơn, không chỉ bản thân họ mà có thể kéo dài đến nhiều thế hệ sau", TS Lộc phân tích.Về an sinh xã hội, TS Nguyễn Đức Lộc khuyến nghị chính quyền TP.HCM cần tính toán phương án lâu dài, lộ trình bài bản để mọi người đều có cơ hội cải thiện cuộc sống. Đặc biệt, chỉ trong thời gian ngắn chừng 5 - 6 năm mà TP.HCM di dời số lượng lớn (gần 40.000 hộ dân) thì cần phải tính toán phương cách bền vững hơn."Nếu không có giải pháp phù hợp thì sau khi bước vào cuộc sống mới khoảng 5 - 7 năm, nếu người dân cảm thấy không theo kịp hoặc bị đuối sức trong nhịp sống mới, sẽ tạo ra sự đổ vỡ về niềm tin. Hệ quả là những tổn thương xã hội và mất ổn định còn nghiêm trọng hơn nhiều so với hiện tại", vị chuyên gia cảnh báo.Đánh giá cao giải pháp chăm lo đời sống người dân sau khi di dời nêu trong đề án, TS Nguyễn Đức Lộc đề xuất việc khảo sát và xây dựng chính sách cần được thực hiện theo mô hình đánh giá 3 giai đoạn: đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ để có thể linh hoạt điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tiễn.Ngoài ra, trong thiết kế đánh giá cần đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, không chỉ giới hạn ở khía cạnh kinh tế mà cần mở rộng sang các khía cạnh xã hội, với sự tham vấn của các chuyên gia tâm lý học, nhân học, xã hội học và các nhà hoạch định chính sách để có cái nhìn đa chiều và toàn diện.Ông Lộc nhấn mạnh nguyên tắc "không gây tổn hại" (Do no harm) - một nguyên tắc cốt lõi được Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế áp dụng trong các dự án tái định cư (TĐC) - là yếu tố vô cùng quan trọng trong phát triển bền vững. Theo thông lệ quốc tế, các dự án TĐC cần tuân thủ hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) về khung chính sách TĐC không tự nguyện, đảm bảo rằng người dân được di dời phải có mức sống tương đương hoặc tốt hơn trước khi di dời.Bên cạnh đó, cần thiết lập các cơ chế giám sát độc lập và hệ thống khiếu nại hiệu quả để người dân có thể phản ánh những khó khăn trong quá trình TĐC. Nếu không thực hiện tốt, hậu quả có thể là sự tổn thương kéo dài qua nhiều thế hệ, gia tăng đói nghèo đô thị, tạo ra những khu vực thiếu ổn định xã hội, từ đó làm tăng thêm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội quốc gia.Kinh nghiệm từ các dự án TĐC thành công trên thế giới cũng cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng cộng đồng mới với đầy đủ tiện ích xã hội, tạo cơ hội việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân để họ có thể hòa nhập nhanh chóng vào môi trường sống mới.TS Nguyễn Thị Hậu, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử TP.HCM, đánh giá đề án cải tạo gần 40.000 căn nhà ven kênh mà TP.HCM sắp triển khai xét về quy mô có thể ngang bằng với đề án phát triển đường sắt đô thị, khi đụng chạm đến cuộc sống 40.000 hộ gia đình, ước tính hơn 100.000 người dân. Bà Hậu nhấn mạnh 3 yếu tố quan trọng khi triển khai gồm TĐC, phát huy di sản văn hóa sông nước và thích ứng biến đổi khí hậu.Dưới góc độ văn hóa đô thị, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết đây là dự án rất lớn nên cần điều tra xã hội học thực sự khoa học và khách quan để nhận được tất cả ý kiến đồng thuận và đề xuất giải quyết đời sống của người dân. Bởi lẽ, các dự án TĐC trước đây TP.HCM làm chưa tốt, và nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập trung bình thấp hiện vẫn là điểm nghẽn rất lớn. Điều bà Hậu lo lắng nhất là khi giải tỏa khối lượng lớn thì bố trí TĐC ra sao, không chỉ ở góc độ vật chất mà còn các tiện ích phục vụ đời sống. Và quan trọng hơn là tạo sinh kế mới cũng như tạo thuận tiện cho người dân gắn bó với sinh kế cũ và vùng lao động cũ.Ở góc độ cảnh quan và văn hóa sông nước, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết TP.Bangkok (Thái Lan) vài chục năm trước không khác gì thực trạng hiện nay mà TP.HCM đang giải quyết. Khi đó, chính quyền Bangkok có kế hoạch chỉnh trang với mục tiêu đầu tiên là khơi thông dòng chảy, đảm bảo môi trường để bảo vệ sức khỏe người dân, cải thiện văn hóa. Lợi nhuận từ sức khỏe và văn hóa không thể đong đếm được bằng tiền và đây là lợi ích lâu dài. "Tôi rất mong muốn TP.HCM tiếp cận theo hướng ưu tiên yếu tố dân sinh lên đầu tiên để phát triển bền vững chứ không phải là thu lợi nhuận từ đất đai", TS Hậu chia sẻ.Chuyên gia này cũng lo ngại nếu TP.HCM giải tỏa trắng toàn bộ, đến mức 2 bên chỉ còn đường giao thông, bờ kè và công viên thì sẽ không giữ được bản sắc thành phố sông nước của Nam bộ nữa. Bà khuyến nghị nghiên cứu mô hình của Thái Lan và Campuchia về đô thị ven sông, hỗ trợ người dân sửa nhà quay mặt tiền ra sông, giữ gìn vệ sinh chung để tạo điểm đến phát triển du lịch. "TP.HCM có thể nghiên cứu giữ lại một số cụm dân cư điển hình ở Q.8, là nơi đông dân phải giải tỏa nhất. Mình muốn phát triển đường sông thì đầu tiên phải để cho người dân hưởng, rồi mới đến phát triển du lịch", TS Hậu nói.Về lâu dài, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết với tốc độ biến đổi khí hậu diễn ra rất nhanh thì TP.HCM cần quay lại với tư duy thích ứng, sống chung với nước của ông bà ta trước đây. Muốn sống với sông nước thì thích ứng theo hướng xây nhà sàn bên sông, kênh rạch nhưng sử dụng vật liệu bền vững như bê tông.
10 tháng chưa tái lập mặt bằng
Sáng 7.3, Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên TP.HCM tổ chức chương trình "Tiếp sức người lao động và Ngày hội tuyển dụng, việc làm" năm 2025 nhằm giúp người lao động nhanh chóng tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống. Đồng thời, giúp doanh nghiệp tuyển dụng nhanh chóng tìm được nhân sự phù hợp với các vị trí cần tuyển dụng. Hàng chục doanh nghiệp đã tuyển dụng trực tiếp tại ngày hội với hơn 10.000 vị trí việc làm trong các lĩnh vực như: ngân hàng, kinh doanh, tài chính kế toán, cơ khí, điện - điện tử, công nghệ thông tin, nhà hàng khách sạn, lao động phổ thông…Có thể kể như Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam tuyển dụng gấp các vị trí: kế toán, kỹ sư IT, bảo trì điện, nhân viên kho… làm việc tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước.Ông Nguyễn Phương Tài Lộc, Trưởng phòng nhân sự của công ty, cho hay: "Trong năm 2025, công ty sẽ tuyển từ 1.200 – 1.400 người lao động. Sẽ có nhiều chế độ đãi ngộ. Đặc biệt là trong 2 tháng thử việc vẫn nhận được 100% lương, hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh hàng năm, nhiều phụ cấp…".Ông Nguyễn Minh Quan, Giám đốc sản xuất Khối chế tạo sản phẩm và EMS, Công ty TNHH OM Digital Solutions Việt Nam, cho biết để mở rộng quy mô sản xuất, công ty tuyển gấp các vị trí nhân viên như: kế toán, kỹ thuật sản phẩm, kỹ thuật thiết kế…Để thu hút người lao động ứng tuyển, công ty này đưa ra nhiều chế độ phúc lợi như: có xe đưa rước nhân viên, hỗ trợ nơi ở, đào tạo ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nhật) và kỹ năng miễn phí…Công ty Cổ phần Masan Meatlife đang tuyển công nhân sản xuất, công nhân chăn nuôi mà không yêu cầu kinh nghiệm, bằng cấp. Người ứng tuyển sẽ được đào tạo nghề.Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam cũng tuyển các vị trí: nhân viên vận hành máy, kiểm soát chất lượng, làm việc tại tỉnh Long An. Khi được hỏi "làm việc tại công ty có gì hấp dẫn?", đại diện đơn vị này cho biết: "Người lao động được thưởng năm, thưởng tháng, thưởng đặc biệt. Bảo hiểm xã hội trên 100% lương, thu nhập cạnh tranh, được nghỉ 18 ngày phép/năm…".Bà Nguyễn Văn Hạnh Thục, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM (thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM), cho biết hiện nay qua đăng ký của doanh nghiệp tại trung tâm, đang có hơn 30.000 vị trí việc làm ở nhiều lĩnh vực đang chờ người lao động. "Hiện nay, nhà tuyển dụng không còn đặt nặng độ tuổi. Hầu như ở các độ tuổi đều có thể xin việc làm", bà Thục nói.Cũng theo bà Thục, người lao động trên cả nước khi đến TP.HCM tìm việc, có thể yên tâm khi đến Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM và Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên. Người lao động sẽ được giúp tư vấn, giới thiệu việc làm hoàn toàn miễn phí.Ông Nguyễn Văn Sang, Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên, cho biết trong suốt tháng 3, người lao động ở các tỉnh, thành khi đến TP.HCM tìm việc sẽ được tiếp sức ở các bến xe: miền Đông cũ (Q.Bình Thạnh), miền Đông mới (TP.Thủ Đức), miền Tây (Q.Bình Tân), An Sương (Q.12) và Ngã tư ga (Q.12). 200 tình nguyện viên sẽ túc trực để hỗ trợ người lao động: kết nối việc làm, hướng dẫn đường đi, giới thiệu nhà trọ giá rẻ…"Bất cứ khi nào, nếu cần hỗ trợ, tư vấn, tìm hiểu thêm về các công việc, ngành nghề, pháp luật liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ người lao động, hoặc cần trang bị các kỹ năng bổ trợ nghề nghiệp mà mình quan tâm thì hãy liên hệ trực tiếp các văn phòng tư vấn, giới thiệu việc làm của trung tâm để được hỗ trợ miễn phí", ông Sang nói.Cũng theo ông Sang: "Có một điểm mới hoàn toàn của chương trình năm nay là Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP.Thủ Đức) và Trung tâm Y tế Q.Phú Nhuận đã đồng hành phối hợp hỗ trợ khám sức khỏe miễn phí cho người lao động để hoàn thiện hồ sơ xin việc làm".Luật sư Phan Tường Duy, Công ty Luật TNHH Hãng luật Roma (Q.Bình Thạnh), cho hay: "Người lao động khi có thắc mắc về luật Lao động, có thể liên hệ công ty để được tư vấn hoàn toàn miễn phí".Theo bà Nguyễn Văn Hạnh Thục, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM, người lao động có thể lưu lại một số địa chỉ tại TP.HCM, để khi có nhu cầu tìm việc, đến sẽ được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí:153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.17, Q.Bình Thạnh106/14D Điện Biên Phủ, P.17, Q.Bình Thạnh249 Tôn Đản, P.15, Q.4161 Nguyễn Chí Thanh, P.12, Q.5592 Nguyễn Ảnh Thủ, P.Trung Mỹ Tây, Q.1219A, đường 17, P.Linh Chiểu, TP.Thủ Đức456 Trường Chinh, P.13, Q.Tân Bình108 Phạm Thị Lòng, xã Trung An, H.Củ Chi1A Nguyễn Văn Lượng, P.6, Q.Gò Vấp
Trong một tuyên bố hôm nay, Công ty bất động sản Trung Quốc Vanke cho hay CEO Zhu Jiusheng (Chúc Cửu Thắng) đã nộp đơn xin từ chức... vì lý do sức khỏe" và ông này "sẽ không còn giữ bất kỳ vị trí nào trong công ty", theo AFP.Tuy nhiên, Vanke không xác nhận hay phủ nhận thông tin ông Zhu bị giới chức "đưa đi" trước đó. Báo Trung Quốc Economic Reporter hôm 17.1 dẫn các nguồn tin khẳng định ông Zhu đã bị "giới chức an ninh đưa đi", nhưng không nêu rõ liệu ông có bị bắt giữ chính thức hay không.Bài báo của Economic Observer không nêu rõ ông Zhu có thể bị cáo buộc đã phạm tội gì. Vào thời điểm đó, Economic Observer loan tin các cuộc gọi và tin nhắn gửi cho ông Zhu và những người thân cận với ông đều không được trả lời.Công ty Vanke được niêm yết tại Hồng Kông, thuộc sở hữu một phần của chính quyền thành phố Thâm Quyến và là công ty bất động sản lớn thứ tư của Trung Quốc theo doanh số bán hàng vào năm ngoái, theo công ty nghiên cứu CRIC.Cùng với những ông trùm bất động sản khác ở Trung Quốc, Vanke đối mặt cuộc khủng hoảng nợ kéo dài nhiều năm và hôm nay 27.1, một hồ sơ nộp lên Sở giao dịch Hồng Kông, công ty đã cảnh báo về khoản lỗ ròng khoảng 45 tỉ nhân dân tệ (6,2 tỉ USD) vào năm ngoái."Công ty xin lỗi sâu sắc về khoản lỗ này và sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy cải thiện hoạt động kinh doanh", Vanke nhấn mạnh trong một tuyên bố riêng, theo AFP.
Độc lạ cái tên 'có một không hai' của chàng trai gen Z
Cục Giám sát, quản lý bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa công bố kết luận thanh tra về hoạt động bán sản phẩm bảo hiểm thông qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (bancass) và nội dung liên quan tại Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Mirae Asset Prévoir.Năm 2023, công ty triển khai bán, phát hành hợp đồng bảo hiểm (HĐBH) mới thông qua 2 tổ chức tín dụng gồm: Ngân hàng TMCP Việt Á (VAB) và Công ty Tài chính TNHH MTV Mirae Asset Việt Nam (MAFC).Trong năm 2023, doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới qua tổ chức tín dụng là 58,65 tỉ đồng. Trong đó, phí bảo hiểm nhân thọ tử kỳ khai thác qua MAFC là 31,7 tỉ đồng; phí bảo hiểm liên kết chung khai thác qua VAB là 26,85 tỉ đồng.Tính đến ngày 31.12.2023, đối với kênh khai thác qua VAB, có 164 HĐBH khách hàng đề nghị hủy trong thời gian cân nhắc (21 ngày), tương ứng tỷ lệ 0,8% tổng số HĐBH khai thác mới; 41 HĐBH khách hàng yêu cầu hủy trong năm thứ nhất của hợp đồng, tương ứng tỷ lệ 0,2% tổng số HĐBH khai thác mới.Trong kết luận thanh tra, điểm rất đáng chú ý là năm 2023, Bảo hiểm nhân thọ Mirae Asset Prévoir đã phát hành 18.018 HĐBH nhân thọ tử kỳ bảo vệ thu nhập gia đình qua đại lý bảo hiểm tổ chức là MAFC.Qua thanh tra chọn mẫu, có 213 cá nhân thuộc đại lý tổ chức (MAFC) thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm (tư vấn, chào bán sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng) nhưng chưa được cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm, không đủ điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định. Tổng doanh thu phí bảo hiểm mà 213 cá nhân này khai thác được là hơn 494,5 triệu đồng, hoa hồng đại lý bảo hiểm tương ứng là 135,83 triệu đồng.Về chi phí cho đại lý bảo hiểm liên quan đến hoạt động bán sản phẩm bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, kết luận thanh tra chỉ ra hàng loạt khoản chi chưa thực hiện đúng quy định.Cụ thể: 5,79 tỉ đồng công ty hạch toán chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm đối với khoản "Phí tiếp cận" chi trả cho VAB; 850,83 triệu đồng chi thưởng cho 25 cá nhân thuộc đại lý bảo hiểm tổ chức VAB không trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm, không đủ điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm.Ngoài ra, công ty còn hạch toán chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm năm 2023 đối với chi phí thưởng cho các cá nhân thuộc đại lý bảo hiểm tổ chức là VAB (hình thức chi trả bằng tiền) với tổng số tiền là 404,69 triệu đồng chưa đúng quy định.Đoàn thanh tra cũng chỉ ra, doanh nghiệp này đã hạch toán chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm năm 2023 đối với các khoản "Chi quản lý đại lý", "Thưởng hàng năm" cho đại lý bảo hiểm tổ chức VAB với tổng số tiền 2,31 tỉ đồng chưa đúng quy định.Tương tự, theo kết luận thanh tra, công ty hạch toán chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm năm 2023 đối với các khoản "Chi hỗ trợ tham gia đào tạo nâng cao kiến thức đại lý" và "Chi hỗ trợ quản lý" cho đại lý bảo hiểm tổ chức (MAFC) với tổng số tiền lên tới 116,40 tỉ đồng chưa đúng quy định.Từ kết quả thanh tra, Đoàn thanh tra kiến nghị Bảo hiểm nhân thọ Mirae Asset Prévoir giảm chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm đối với các khoản chi phí chưa phù hợp quy định pháp luật về bảo hiểm nêu trên (bao gồm cả khoản chi hoa hồng 135,83 triệu đồng cho 213 cá nhân thuộc đại lý của MAFC chưa được cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm nhưng vẫn thực hiện tư vấn, chào bán sản phẩm). Tổng số tiền là 122,48 tỉ đồng.Đối với các khoản chi có nội dung, tên gọi, cách thức chi trả, hồ sơ chứng từ và tài liệu tương tự như các khoản chi nêu trên thuộc các kỳ kế toán liên quan, đề nghị công ty rà soát, thực hiện theo đúng quy định pháp luật, báo cáo cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền, không phân bố các chi phí do doanh nghiệp bảo hiểm chi trả, hạch toán không đúng theo quy định pháp luật vào các quỹ chủ hợp đồng.Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đề nghị Tổng giám đốc Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Mirae Asset Prévoir thực hiện rà soát, tăng cường công tác quản lý việc triển khai bán sản phẩm bảo hiểm thông qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, kiểm soát tình trạng hủy hợp đồng bảo hiểm nhằm đảm bảo quyền lợi của người mua bảo hiểm, an toàn tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm...